RAM máy tính và những điều bạn cần biết !!!
Quách Tuấn
Thứ Hai,
04/07/2022
RAM chính là một trong những chi tiết quan trọng nhất trên các thiết bị điện tử nói chung và Laptop hay PC nói riêng. Vậy bạn đã hiểu gì về RAM? RAM có chức năng gì? Và chiếc máy của bạn sử dụng RAM dòng nào?...
RAM máy tính và những điều bạn cần biết !!!
1. RAM là gì?
Để có thể trả lời được những câu hỏi nêu trên thì chúng ta cần phải hiểu RAM là gì? RAM là tên viết từ của cụm từ Random Access Memory và đúng như tên gọi của nó thì đây là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, nó cho phép đọc – ghi ngẫu nhiên đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ những ô nhớ riêng biệt.
Tóm lại, RAM là nơi mà máy tính dùng để lưu trữ thông tin trong một khoảng thời gian nhất định sau đó chuyển vào CPU để xử lý. RAM càng nhiều thì hệ thống có thể chia thông tin ra nhiều ổ nhớ hơn để xử lý, từ đó tăng hiệu suất hoạt động và tốc độ xử lý của máy tính lên.
2. RAM và ổ cứng khác nhau như thế nào?
Chúng ta cần phân biệt được RAM và ổ cứng bởi 2 chi tiết này hoàn toàn khác nhau.
- Đầu tiên là RAM chắc chắn sẽ nhanh hơn so với ổ cứng, thậm chí là những ổ cứng tốt nhất hiện nay (solid state drives). Thông thường, một chiếc ổ cứng tốt có thể đạt được tốc độ truyền tải trên 1000 MB/s, trong khi đó mẫu RAM hiện đại đã vượt qua được con số 15000 MB/s.
- Tiếp theo, bộ nhớ trên RAM chỉ là bộ nhớ tạm thời mà thôi, mọi dữ liệu trên RAM đều sẽ "bay màu" khi bạn tắt máy tính hoặc nguồn cấp điện bị ngắt. RAM là bộ nhớ ngắn hạn, còn ổ đĩa cứng chính là bộ nhớ dài hạn.
- Cuối cùng là về mặt giá trị thì RAM thường có giá bán cao hơn so với ổ đĩa cứng.
3. Các thông số trên RAM
Trên một thanh RAM thường sẽ có 2 thống số mà người dùng cần quan tâm:
- Dung lượng: Đây chắc chắn là chi tiết quan trọng nhất mà người dùng cần lưu ý khi mua RAM, hiện nay RAM thường được tính bằng đơn vị Megabyte (MB) hoặc Gigabyte (GB). Thông thường thì dung lượng RAM càng lớn thì máy sẽ mượt mà và nhanh hơn, tuy nhiên RAM cũng không phải chi tiết nhất quyết định đến vấn đề này và một số hệ thống phần cứng cũng chỉ hỗ trợ hỗ trợ một số mức dung lượng tối đa nhất định.
- BUS: chính là độ lớn của kênh truyền dẫn dữ liệu của một thanh RAM, Bus càng lớn thì đồng nghĩa với việc lượng dữ liệu xử lý càng được nhiều. Hiện nay có 2 loại Bus đó là Bus Speed và Bus Width, trong đó BUS Speed là tốc độ dữ liệu được xử lý trong một giây, còn BUS Width là chiều rộng của bộ nhớ (thường là 64).
- Loại RAM: Người mua cần phải lựa chọn đúng loại RAM mà Laptop của mình sử dụng thì mới có thể ráp vào sử dụng. Có 4 loại RAM mà chúng ta cần lưu ý đó là DDR2 (PC2), DDR3 (PC3), DDR3L (PC3L), DDR4 (PC4).
Các thông số cơ bản trên RAM
Thông tin chúng ta nhận được từ hình ảnh trên sẽ là:
- Dung lượng RAM: 4GB
- BUS: 1333
- Loại RAM: DDR3
4. Bao nhiêu RAM thì đủ?
Đây là câu hỏi có lẽ sẽ rất khó để trả lời, vấn đề này sẽ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn là gì. Đối với những người dùng với nhu cầu cơ bản là xem phim, nghe nhạc, dùng các ứng dụng văn phòng thì 4GB là đủ để đáp ứng tốt những công việc này.
Trường hợp bạn sử dụng cho nhu cầu cao hơn như làm việc về đồ hòa, dựng phim, chơi game,… thì dung lượng tối thiểu mà bạn nên “build” cho chiếc máy là từ 8GB trở lên.
Tùy thuộc vào từng nhu cầu sử dụng mà chúng ta có thể chọn mức dung lượng phù hợp